Những điều thắc mắc không thể tránh khỏi khi về chung một nhà

07/09/2021 Chuyên mục khác 536

1. Đặt vấn đề tiền bạc giữa 2 vợ chồng

Nên đề nghị thế nào để chồng không bị... sốc và nghĩ vợ "tiền bạc" quá? 

Ngày cưới là ngày đánh dấu mốc "khẳng định chủ quyền" của cả hai bạn, nên sau đó phải cố gắng thực thi thế mạnh "chủ quyền" càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên chuyện "giành quyền kiểm soát" tiền lương nếu không khéo có thể dẫn đến... chiến tranh lạnh; nhưng cũng không thể để chàng "giả đò ngó lơ” quá... một tháng. Người vợ có thể bàn cụ thể với chồng về kế hoạch chi tiêu của gia đình "chúng mình" để nhắc nhở nhiệm vụ... nộp lương của anh ấy. 

 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

2. Phân công làm việc nhà, trách nhiệm với gia đình - nên nói từ khi nào?

Hay để chồng/ vợ tự giác nhận việc? Nếu chồng/vợ không tự giác thì làm thế nào? 

 Chuyện phân công việc nhà phải được thực hiện ngay sau ngày cưới mới có thể tạo thói quen và đưa chồng /vợ vào nề nếp (nhưng thông thường người vợ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc phân công!). Sự phân công không nhất thiết phải lên bảng như thời khóa biểu hoặc phải họp hành rồi... ghi biên bản mà chỉ cần "em nhờ anh chuyện này" hay "em ơi, phụ anh chút nhé”. Nếu ai đó không tự giác thì phải dùng biện pháp... cưỡng bức, nhưng cũng chỉ ở mức độ "cậy nhờ" một cách kiên quyết và có chủ đích hơn. 

 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

3. Với khoản tiền dành để giúp cha mẹ hai bên, nên thống nhất với nhau hay bí mật 

 Cha mẹ của cả hai đều là cha mẹ chung, việc hỗ trợ tài chính cho họ là đạo lý và là nghệ thuật để chinh phục người phối ngẫu suốt đời. Thống nhất với nhau về chuyện dành tiền giúp cha mẹ hai bên là điều cần thiết. Nhiều người từng trải cho rằng chồng nên thực hiện nghĩa vụ này với cha mẹ vợ và ngược lại. Điều đó sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ nhà vợ - chàng rể, nhà chồng - nàng dâu và tăng tính minh bạch và ý nghĩa của việc làm trên. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

4. Có nên nói cho chồng/ vợ biết thu nhập cụ thể của mình không?

 Thường thì chúng ta phải...kê khai thu nhập trong mọi tình huống. Nhưng cũng không nhất thiết phải có bản kê chi tiết như để... nộp thuế mà chỉ cần thông báo số tròn để chồng/vợ yên tâm về sự ổn định của "kinh tế vĩ mô”. Nói số tròn không có nghĩa là chung chung, cũng không có nghĩa chỉ "nộp" một ít để còn "mai kia mốt nọ”. 

5.  Nếu mình ở với nhà chồng nhưng đi sớm về trễ, cả ngày ở cơ quan - Phải làm gì để nhà chồng có cảm tình với mình

 Đi sớm về trễ và ít có mặt ở nhà có thể làm nhà chồng không vui. Nhưng có thể có hình thức khác để bù lại và tạo được niềm vui cho gia đình. Điều quan trọng là cần tìm hiểu tâm trạng, sở thích hoặc những mong đợi của nhà chồng với cô dâu là gì để "đáp ứng trong điều kiện có thể"; về nhà cố gắng trò chuyện nhiều hơn và cười nhiều hơn với mọi người. 

6. Nếu bị mẹ chồng nhận xét không đúng trước mặt chồng thì vợ nên làm gì?

 Không nhất thiết phản pháo mẹ chồng ngay lúc đó nhưng cũng không nên ngồi yên "án binh bất động". Một phản ứng dữ dội sẽ làm mẹ phật ý, nhưng nếu có ý kiến nhẹ nhàng và không quan trọng hóa vấn đề thì không khí sẽ không trở nên căng thẳng. Với chồng, cần trao đổi riêng, thẳng thắn về điều mình nghĩ, về các nhận xét của mẹ để chồng biết rõ vấn đề. Việc tìm cách "lôi kéo" chồng công khai đứng về phía mình là điều khá tế nhị và rất khó khăn. 

7. Nếu mẹ chồng phân công lao động nhưng con dâu không quen làm việc nhà, chồng phải xử lý như thế nào ?

Không quen làm việc nhà không có nghĩa không thể làm được. Nếu "đồng vợ đồng chồng" thì làm gì mà chẳng được! Chồng có thể hỗ trợ vợ làm việc nhà trong những ngày đầu để cô ấy quen dần và thích nghi với chuyện làm dâu. Tuy nhiên, nếu việc nặng quá thì chồng cần nỗ lực "thương lượng" với mẹ để giảm bớt áp lực về sức khỏe cũng như trạng thái tinh thần cho vợ.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

 

Dù sao đi chăng nữa, hôn nhân vẫn là một cuộc chạy marathon đường dài, kết hợp với nhiều yếu tố. Wedding Guu chúc bạn sẽ thật thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau

Có thể bạn quan tâm:Thể hiện sự tinh tế qua những lời cảm ơn sau tiệc đám cưới

 

<


Những bài viết liên quan