Những lưu ý khi chọn người bưng quả trong lễ cưới
Hầu hết mọi người đều biết, bưng quả là một nghi thức truyền thống trong các đám hỏi và đám rước dâu của người Việt Nam từ xưa đến này. Vậy bạn đã biết những lưu ý chọn người bưng quả (hay cách chọn người bê tráp) để những ngày quan trọng của bạn được thêm hoàn hảo chưa?
Nguồn ảnh: Facebook Ngọc Hạnh
1. Tại sao phải lựa chọn người bưng quả cẩn thận?
Theo quan niệm từ xa xưa việc lựa chọn người bưng quả cũng sẽ ảnh hưởng đến cô dâu và chú rể, vì thể không có gì lạ khi ông bà xưa đưa ra một số quy tắc trong việc chọn người bưng quả này. Thêm vào đó, các nghi thức như trao mâm quả như thế nào, số lượng mâm quả là bao nhiêu, thứ tự xếp các mâm quả ra sao cũng cần phải có sự chuẩn bị để mọi thứ diễn ra được hoàn hảo.
Nguồn ảnh: Facebook Ngọc Hạnh
Tìm hiểu những chi tiết nhỏ trong nghi thức bưng mâm quả cũng như lựa chọn người bưng quả phù hợp sẽ giúp mọi thứ được suôn sẻ, tránh được những bất đồng ngoài ý muốn ở hai bên gia đình nhà trai và nhà gái, đặc biệt là với cá các gia đình luôn xem chuyện lễ nghi truyền thống là vô cùng quan trọng.
2. Chọn người bưng quả là ai?
Theo những quan niệm truyền thống của ông bà ta, những người được cô dâu chú rể lựa chọn bưng quả nên là những người thân, bạn bè, hay những người quen biết. Nên chọn những người có ngoại hình ưa nhìn, nam thanh nữ tú, độ tuổi thường bằng hoặc nhỏ hơn cô dâu và chú rể. Đặc biệt, những người trong đội bưng quả phải là nam chưa vợ và nữ chưa chồng thì mới được. Ngoài ra, tất cả những người trong đội bưng quả bên ngang tuổi nhau, luôn thể hiện sự vui tươi và rạng rỡ thì mới có thể mang đến hạnh phúc cũng như may mắn cho cô dâu, chú rể.
Nguồn ảnh: Facebook Hải Nguyễn HN
Số người bưng quả phù hợp
Tùy theo mỗi khu vực, vùng miền sẽ quyết định số lượng người bưng quả. Đối với các tỉnh thành phía Bắc (từ Huế đổ lên) thì số lượng mâm quả thường là số lẻ nên số người bê tráp cũng sẽ mặc nhiên là số lẻ. Ngược lại, ở miền Nam, số mâm quả sẽ là số chẵn, phổ biến nhất là 6 mâm hoặc 8 mâm vì hai con số này tượng trưng cho sự tài lộc) nên sẽ chọn số lượng người bưng mâm quả là số chẵn.
Nguồn ảnh: Nini store
Chọn người bưng quả theo chiều cao
Tất nhiên việc này sẽ tạo ra một đội hình bưng quả bắt mắt. Nên lựa chọn những chàng trai thấp hơn chú rể và nhưng cô gái thấp hơn cô dâu một chút là hoàn hảo nhất. Việc lựa chọn này sẽ giúp cô dâu cùng với chú rể trở nên nổi bật hơn cũng như mang lại sự hài hòa tổng thể cho đội bưng quả. Trong trường hợp bạn không thể lựa chọn được đội hình bưng quả thấp hơn thì cô dâu chú rể nên lựa chọn trang phục nổi bật để không bị lấn át bới dàn bưng quả.
Chọn người bưng quả nên chú ý đến trang phục
Đội bưng quả nhà trai nên lựa chọn trang phúc sơ mi, quần âu và giày tây kết hợp cà vạt trùng màu với đội đỡ lễ của nhà gái. Ngoài ra, nhà trai cũng có thể lựa chọn áo dài khăn đóng cho những người bưng quả nếu yêu thích sự truyền thông. Nhưng phải thông báo với nhà gái để lựa chọn trang phục thống nhất, tránh trường hợp đội bưng quả nhà trai mặc áo dài mà nhà gái lại mặc váy. Với đội nhà gái thì thường lựa chọn trang phục là váy hoặc áo dài trùng màu với màu cà vạt của dội nhà trai. Nên lựa chọn những trang phục họa tiết đơn giản, tránh rườm rà và kết hợp với giày cao gót. Đội hình bưng quả ở cả nhà trai và nhà gái nên lựa chọn những trang phục có màu sắc khác biệt so với cô dâu và chú rể để cặp đôi được trở nên nổi bật hơn.
Thứ tự bưng mâm quả
Tùy theo từng vùng miền Bắc - miền Trung - Miền Nam và thậm chí là cả miền Tây mà mâm quả cưới sẽ có sự khác biệt về số lượng, nhưng luôn có sự nhất quán trước sau với những mâm lễ vật cơ bản theo thứ tự: trầu cau - rượu và thuốc - heo sữa quay - trái cây - xôi - mứt - bánh - và cuối cùng là trà. Theo đó, đội bưng quả nhà trai cũng sẽ đi theo thứ tự sắp xếp các mâm lễ để đến trao cho nhà gái.
Về thứ tự cụ thể để biết khay nào do ai bưng, vị trí đứng thể nào, thì câu trả lời sẽ là như vậy:
- Người đại diện nhà trai đi trước để dẫn đoàn người nhà trai và tiến hành chào hỏi, đối đáp, cũng như tiến vào nhà trước bàn thờ gia tiên cho thuận tiện.
- Tiếp đến sẽ là người bưng khay rượu có là trầu têm cánh phượng. Ý nghĩa sẽ là thực hiện nghi lễ mời rượu, mời trầu cho bậc thân sinh.
- Nữa sẽ là khay trầu cau, vì "miếng trầu ăn kết làm đôi/Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng". Trầu cau là mâm quả bắt buộc phải có trong văn hóa cưới truyền thống Việt Nam.
- Tiếp theo đó là mâm trái cây. Trái cây đại diện cho sính lễ của một đất nước giàu truyền thống nông nghiệp. Đồng thời ý nghĩa của các loại trái cây cũng là lời chúng phúc đến đôi trẻ
- Kế đến là mâm bánh cưới. Bánh cưới cũng sẽ tương tự như trái cây, là mâm quả mang ý nghĩa về một cuộc sống vợ chồng đầy ấm no và hạnh phúc.
- Cuối cùng những mâm sính lễ, quà cáp còn lại có thể sắp xếp tùy ý theo sau.
3. Nhà có tang có được đi bê tráp không?
Theo quan niệm từ xưa khi nhà có tang sự thì không nên tham đến các đám tiệc như đám cưới, đám hỏi, đầy tháng,…vì mọi người cho rằng khi nhà có tang sẽ mang đến những điều không may mắn cho cô dâu và chú rể. Đây là một phong tục từ lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn, không mang những điều xui rủi đến với cặp đôi đang hạnh phúc. Và hầu hết những người có tang thường cũng sẽ không muốn mang những nổi buồn của gia đình mình đến ngày vui của người khác nên không thể xem đây là kỳ thị hay mê tín dị đoan.
Nguồn ảnh: Facebook Đỗ Hưng Thịnh
Nếu chẳng may nhà có tang, thì cũng nên để đến sau 100 ngày rồi mới tham dự hôn lễ hoặc đi bê tráp. Nếu lễ cưới diễn ra trong thời điểm còn 100 ngày, thì cả khách mời lẫn gia chủ đều nên thông cảm cho nhau, và hẹn vào một hỷ sự khác, như thôi nôi em bé chẳng hạn, để cùng hội ngộ.
4. Có gia đình rồi bưng quả có được không?
Đối với một số vùng miền, nhiều người không quá khắt khe trong việc lựa chọn người bưng quả cũng như không áp dụng những điều kiêng kỵ trong chọn người bưng quả. Chỉ cần người thân, hàng xóm hay bạn bè đến giúp bưng quả cũng đã được xem là điều đáng quý. Cũng vì thế nên sẽ không có chuyện bắt buộc nam chưa vợ gái chưa chồng, miễn sao đội hình bưng quả đẹp là được vì họ quan niệm rằng, hôn nhân là do vợ chồng cùng nhau gây dựng nên, không thể chỉ vì những nghi thức này mà phá vỡ được.
Nguồn ảnh: Facebook Đỗ Hưng Thịnh
5. Bưng quả cho cô dâu có bầu có sao không?
Đây cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc cô dâu có bầu không liên quan đến việc lựa chọn người bưng mâm quả. Thông thường, khi cô dâu có bầu sẽ lược giản bớt một số nghi thức để rút ngắn thời gian tổ chức cũng như tránh mất sức đối với cô dâu đang có bầu. Viêc bưng quả cho cô dâu có bầu là việc hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến vấn đề tình duyên hay may mắn của người bưng quả.
Nguồn ảnh: Facebook Đỗ Hưng Thịnh
6. Có người yêu có nên đi bê tráp không?
Cũng giống như câu hỏi “có gia đình rồi bưng quả có được không?” thì đây cũng là câu hỏi của những người đang có người yêu nhưng nhân được ngỏ ý nhờ tham gia đội bưng quả của cô dâu hoặc chú rể. Trên thực tế vẫn đến nay vẫn chưa có căn cứ nào khẳng định rằng việc đang có người yêu mà đi bưng quả sẽ bị mất duyên dẫn đến chia tay. Vì thế cho nên bạn cứ yên tâm tham gia vào đội bưng quả khi cô dâu hoặc chú rể ngỏ ý nhờ mà không cần phải lo đến vấn đề đang có người yêu.
7. Bưng quả có bị "mất duyên" không?
Đây chắc chắn là câu hỏi được thảo luận nhiều nhất mỗi khi nhắc đến vấn đề bưng quả. Trước đây có quan niệm rằng nhữn cô gái chàng trai tham gia đội bưng tráp đỡ lễ sẽ rất dễ bị "mất duyên" dẫn đến sau này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm được ý trung nhân để lập gia đình. Tất nhiên đây là một quan niệm không có cơ sở và không có bất cứ thống kê nào chứng minh cho việc này. Tuy nhiên, để cho những cô gái chàng trai khi bưng quả được yên tâm thì hai bên gia đình sẽ “giữ duyên” cho đội bưng quả bằng cách đưa những bao lì xì, sau khi nghi thức trao nhận quả thì đội bưng quả ở nhà trai và nhà gái sẽ trao lì xì cho nhau để giúp “giữ duyên” theo quan niệm dân gian.
Nguồn ảnh: Facebook Phùng Thị Kim Ngân
Bưng quả là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Tuy hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển nhưng phong tục này vẫn còn được lưu giữ trong các đám cưới đám hỏi. Chỉ có điều, những kiêng kỵ về việc chọn người bưng quả (cách chọn người bê tráp) đã không còn khắt khe như trước đây. Việc này giúp cho phong tục này ngày càng đẹp hơn.
Có thể bạn quan tâm: 5 nghi lễ trong đám cưới truyền thống của phong tục Việt Nam
Những bài viết liên quan
- Những nghi lễ truyền thống cần có trong một đám cưới (26/09/2018)
- Quy trình nghi lễ trao mâm quả đám cưới đúng quy cách trong lễ ăn hỏi (09/10/2018)
- Phong tục cưới hỏi miền Nam bạn nên lưu ý (13/10/2018)
- Cách lựa chọn những cặp đôi cực chuẩn cho “đội hình” bưng quả lễ hỏi (24/09/2018)
- Cách trưng bày mâm trái cây ngày cưới theo ý nghĩa (07/10/2018)