Duyên dáng bánh phu thê (su sê) ở Huế - Ý nghĩa đặc biệt trong ngày cưới

12/01/2021 Bánh cưới 915

Đi khắp mọi miền của đất nước mới thấy rằng bánh phu thê là sản phẩm duyên dáng nhất, không chỉ bởi hình dạng tinh tế bên ngoài mà còn ẩn chứa tính nhân văn bên trong.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh phu thê:

Bánh phu thê là loại bánh không còn xa lạ gì đối với mỗi người Việt Nam. Nó xuất hiện thường xuyên trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu thê (hay được gọi bánh su sê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đây không chỉ là loại bánh truyền thống mà nó còn hàm chứa triết lý âm dương của cả dân tộc. 

Nguồn ảnh: Intenet

2. Ý nghĩa

Tương truyền, tên gọi của nó xuất phát từ sự tích Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ.

Nguồn ảnh: Intenet

Trong các dịp cưới hỏi thì bánh phu thê được lựa chọn bởi Bánh có hình vuông nên có ý nghĩa vuông tròn, tượng trưng cho sự viên mãn - trăm năm hạnh phúc của đôi lứa, thường đường chưng trang trọng trong đám cưới.

3. Nguyên liệu và quy trình làm bánh phu thê (su sê)

Nguyên liệu làm bánh cũng được lấy từ chính nông sản có sẵn tại địa phương là: bột lọc, đậu xanh, dừa nhưng tùy theo vùng miền mà có sự biến tấu khác nhau.

Duyên dáng nhất có lẽ là bánh phu thê Huế, không sản xuất công nghiệp ồ ạt mà làm hoàn toàn từ thủ công, không có chất bảo quản nên chỉ dùng trong ngày để giữ sự tươi ngon, cho thấy sự tinh tế và trân trọng chiếc bánh cổ truyền.

Nguồn ảnh: Intenet

Cầm chiếc bánh phu thê trên tay mới thấy được sự tinh tế của nghệ nhân ẩm thực Huế, trong ngoài đều được bọc bằng lá dừa. Lá dừa được xếp nếp thành hình vuông, tận dụng răng lá làm nẹp cố định cho chiếc hộp, lớp trong lớp ngoài ôm sát nhau rất dễ sử dụng. Nhẹ nhàng mở nắp hộp là chiếc bánh vuông vắn trong suốt, điểm màu xanh của đậu, màu trắng của cơm dừa bào sợi, nếm thấy giòn giòn, vị ngọt thanh, thơm dịu, thật không có gì thanh cao hơn.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Ở Huế bánh phu thê thường được đọc là bánh su sê. Đến đây nếu không hỏi người dân địa phương thì không dễ tìm được bánh su sê chính hiệu. Bánh su sê Huế được chế biến công phu làm nên hương vị khác biệt. Ngoài chiếc hộp vuông từ lá dừa tươi, bên trong hộp được thêm một khúc lá dứa. Đây chính là bí quyết giúp bánh có mùi thơm tự nhiên, cuốn hút. Làm bánh su sê đúng kiểu Huế không khó nhưng đòi hỏi nhiều công đoạn và thời gian.

Các nguyên liệu đều phải sơ chế qua nhiều bước.

+ Bột lọc tươi tán nhuyễn, hòa với nước và đường theo tỉ lệ thích hợp.

+ Cho dừa tươi đã nạo thành sợi nhỏ vào hỗn hợp đó khuấy đều rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa. Bước này, được gọi là cháo bột.

Đậu xanh nấu chín, xay mịn và nấu thành hỗn hợp dẻo mịn với đường.

Trong khi cháo phải quan sát kỹ vì bột rất dễ cháy phía đáy nồi. Cháo bột sao cho nửa chín nửa sống là được, tức bột sẽ kết dính lại và có màu trắng đục. 

Khi đã hoàn tất khâu sơ chế, cho một lớp bột vào khuôn, rồi nhân đậu xanh và đổ tiếp một lớp bột phía trên nữa. Đem hấp chừng 15 - 20 phút là chín. Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá, sẽ làm mất đi độ dai. Canh lửa vừa phải để bánh chín đều.

Khi chín, bột trở nên trong vắt và dễ dàng nhìn thấy lớp nhân màu vàng óng cùng những sợi dừa hấp dẫn bên trong.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Nguồn ảnh: Facebook Sương

Ở Huế, có nhiều gia đình làm bánh su sê gia truyền. Với ý nghĩa nhân văn trên, bánh su sê không thể thiếu trong đám cưới, hỏi, lễ tết của người Huế. Nhiều người Huế xa quê dù đi đến đâu cũng không thể quên được hương vị của loại bánh thân thương này.

Wedding Guu hi vọng với những chia sẻ, các bạn sẽ hiểu thêm về giá trị ẩm thực của chúng ta từ trước đến nay. Chúc bạn luôn hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm: Những mẫu bánh cưới đơn giản mà ấn tượng.

 

 

 


Những bài viết liên quan