Lễ Hằng Thuận là gì và những điều cần biết

16/08/2019 Phong tục cưới hỏi 1061

Trong những năm gần đây, nhiều cặp đôi thường tổ chức nghi lễ cưới tại chùa. Nghi thức này được gọi là lễ Hằng Thuận, được tổ chức trong một không gian trang trọng, linh thiêng của phật giáo. Vậy lễ hằng thuận là gì và tại sao nhiều cặp uyên ương lại làm lễ này?

Lễ Hằng Thuận là gì ?

Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức tại chùa theo tục lệ Phật giáo. Dưới sự chứng kiến của các tăng ni, phật tử và hai bên gia đình. Nhằm giúp cho cô dâu, chú rể ý thức được tầm quan trọng nền tảng đạo đức tâm linh trong đời sống vợ chồng. Cũng như bổn phận của người chồng, người vợ trong gia đình là như thế nào.

 Lễ Hằng Thuận là gì 1
Ảnh: @linhliuliu

Lễ Hằng Thuận mang bản sắc văn hoá Phật giáo cũng như văn hoá dân tộc. Trước khi làm lễ cần phải thực hiện số một quy định riêng được đề cập sau đây.

Vì sao lại làm lễ Hằng Thuận ?

Hằng mang ý nghĩa là vĩnh cửu, Thuận mang ý nghĩa là thuận hoà. Tên lễ đã có ý khuyên răng và chúc phúc cho những cặp đôi mới cưới đều có được sự hoà thuận vĩnh cửu. Từ đó xây dựng một cuộc sống hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

Cũng bởi vậy, nhiều cặp uyên ương làm lễ đều mong muốn nhận được nhiều lời chúc cũng nhưng mang lại nguồn cảm hứng “sống đạo” và ý nghĩa. Không chỉ riêng những cặp đôi mà những người tham dự lễ cũng sẽ cảm thấy được những tinh thần Phật giáo này.

Những điều cần biết về lễ Hằng Thuận

Chú rể và cô dâu cần làm lễ quy y và đặt pháp danh. Nếu đã làm lễ quy y trước đó thì lễ được thực hiện bình thường. 
Lễ Hằng Thuận được tổ thức trước khi thực hiện lễ cưới chính thức. Các cặp đôi cần chọn ngôi chùa đã quy y để làm lễ (nếu chưa quy y thì chọn để làm cả hai lễ). Thời gian làm lễ Hằng Thuận cần được sự đồng ý của sư thầy trụ trì ngôi chùa.

 Lễ Hằng Thuận là gì 2
Ảnh: Thanh Phú

Buổi lễ thực hiện đầy đủ lễ nghi, thủ tục sẽ diễn ra khoảng 1 giờ.
Trước đây lễ Hằng Thuận thường được nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế tổ chức vì khá tốn kém. Tuy nhiên, hiện nay tuỳ theo khả năng chuẩn bị trang trí, lễ theo nhu cầu nhưng đảm bảo trang trọng là được.
Các nghi lễ được thực hiện trong một lễ Hằng Thuận thông thường bao gồm:
-  Ổn định lễ và vị trí
-  Cung nghinh Chư tôn đức quang lâm
-  Tuyên bố lý do
-  Giới thiệu thành phần tham dự lễ
-  Phát biểu của đại diện hai bên gia đình
-  Phát nguyện của cô dâu chú rể
-  Cô dâu chú rể đảnh lễ niệm ân cha mẹ, nội ngoại
-  Cô dâu chú rể đảnh lễ phát nguyện tôn trọng sự bình đẳng
-  Cô dâu chú rể ký tên vào bằng chứng nhận
-  Trao nhẫn cưới
-  Tặng hoa – Quà chúc mừng
-  Đạo từ về ý nghĩa hôn nhân hạnh phúc
-  Thắp nến cầu nguyện
   + Khóa lễ Cầu an
   + Cảm tạ
   + Tiệc trà chúc mừng

Như vậy, lễ Hằng Thuận mang nhiều ý nghĩa về đạo đức Phật giáo trong đời sống vợ chồng hơn là lễ nghĩ bắt buộc. Những cặp đôi sắp cưới đều có thể suy nghĩ việc nên làm lễ này hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu Những nghi thức lễ cưới công giáo nên biết để phù hợp với các nghi thức tôn giáo.


Những bài viết liên quan