Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi không nên bỏ qua

06/08/2019 Phong tục cưới hỏi 5969

Lễ ăn hỏi là lễ rất quan trọng trong các nghi thức, phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Chính vì vậy, ngoài những thủ tục của lễ thì các cặp đôi cần phải lưu ý những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi. Đó là những thứ được ông cha ta khuyên bảo hay là những việc làm có thể đem lại những điều không may mắn. Hãy xem qua và tránh nhưng điều kiêng kỵ này nhé!

những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi 1

Ảnh: Nguyễn Vũ Uy

Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi

Chọn ngày, giờ làm lễ ăn hỏi không tốt

Việc xem ngày, giờ tốt để làm lễ không chỉ trong đám hỏi, đám cưới mà còn nhiều ở nhiều công việc khác. Đây được xem là phong tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Xem ngày, giờ tốt để làm lễ ăn hỏi cần phải xem ngày, tháng, năm sinh của cô dâu, chú rể. Giờ hoàng đạo thực hiện nghi lễ nhằm cầu may mắn, thuận lợi cho cặp đôi sau này.

Tránh các ngày, giờ xấu, ngày sao xấu,… nhằm tránh những rủi ro, không thuận lợi về sau.

Cô dâu không được hiện diện trước khi chú rể vào đón

những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi 2

Ảnh: Nguyễn Vũ Uy

Đây là thông lệ từ trước đến nay của những lễ hỏi, nhằm tránh bị đánh giá là vô duyên hay thiếu lễ phép. Cô dâu thường sẽ chờ ở trong phòng, sau khi chú rể vào đón mới được có mặt trong buổi lễ.

Người chịu tang không nên tham gia

Việc chung vui cùng gia đình hai họ là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những người đang trong thời gian chịu tang thì không nên tham gia. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi thường được lưu tâm nhất. Vì điều đó sẽ đem lại những điều không may cho buổi lễ.

Ngoài ra người có bầu cũng được khuyên không nên có mặt, vì quan niệm rằng họ sẽ đem lại những điều xui xẻo. Tuy nhiên vấn đề này không quá quan trọng bởi nhiều người vẫn tin rằng nó đem lại may mắn, cầu chúc cho cặp đôi sẽ sớm có con đàn cháu đống.

Tránh dùng dao kéo

Thường cau sẽ được cắt trong lễ ăn hỏi, nhưng sẽ được dùng bằng tay để xé. Tránh dùng dao, kéo để cắt. Bởi điều này sẽ tránh sự chia cắt sau này của cô dâu, chú rể.

Tránh làm đổ vỡ

Cũng tương tự như việc dùng dao, kéo, tránh làm đổ vỡ những thứ như ly, chén,… bởi sẽ không tốt trong chuyện tình cảm, gia đình của các cặp đôi, tránh sự đổ vỡ.

Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi 3

Ảnh: @booksandkats

Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi không thể không nhắc đến việc chuẩn bị bàn thờ gian tiên. Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ ăn hỏi, là nơi mà hai gia đình nói chuyện về buổi lễ trước sự chứng kiến của tổ tiên. Vì vậy, chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cho bàn thờ là thể hiện sự cung kính đến với những người đã khuất. Không những vậy nó còn cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu, chú rể những điều may mắn trong cuộc sống lứa đôi.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi mà nhiều cặp đôi cần phải lưu ý khi làm lễ, tránh được những điều xui rủi sau này. Wedding Guu - tạo website cưới miễn phí cho cặp đôi hi vọng các cặp đôi sẽ chuẩn bị tốt nhất về kiến thức cũng như tâm lý để sẵn sàng cho một cuộc sống mới - cuộc sống hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm: 6 hay 8 là số mâm quả đám hỏi miền Nam?


Những bài viết liên quan